Vợ giáo sư ngô bảo châu

      366

Ảnh GS. Ngô Bảo Châu giản dị dạy chữ cho trẻ em vùng cao

HN chặt 6.700 cây xanh: GS Ngô Bảo Châu lên tiếng

Có những điều còn ít biết về gia đình GS Ngô Bảo Châu, những điều đã góp phần làm nên tài năng và nhân cách của Giáo sư.Bạn đang xem: Vợ giáo sư ngô bảo châuTrò chuyện với những bậc sinh thành GS Ngô Bảo Châu trong căn phòng khách bày biện khá ngăn nắp, đúng phong cách của một gia đình trí thức lớn, một gia đình mà các thành viên trong nhà đều là những người làm khoa học, tại căn hộ cao cấp khu Vincom do Chính phủ Việt Nam tặng, tôi mới vỡ ra nhiều điều.Mẹ của GS Ngô Bảo Châu - Phó GS, Tiến sỹ Trần Lưu Vân Hiền sinh ra trong một gia đình danh gia vọng tộc. Cụ nội của bà là Đông các học sỹ Trần Lưu Huệ, từng là Tổng đốc Hà Nội, làm quan qua bốn triều vua. Tên Lưu Huệ của cụ là tên được vua ban cho. Bố của bà là Trần Lưu Hân - người mở trường tư thục đầu tiên ở Hà Nội. Bà Trần Lưu Vân Hiền vốn người Hà Nội gốc, vào những năm bốn mươi của thế kỷ trước, gia đình bà khá giầu, có nhiều nhà cửa, có cả xe ô tô và nhiều tài sản có giá trị…Bà Hiền đã từng học ở trường nhạc Việt Nam hệ 7 năm, sau đó mới vào Khoa Hóa Đại học Bách Khoa. Bà theo nghề dược, nhiều năm làm việc ở Viện Y học cổ truyền Trung ương. Bà nói Ngô Bảo Châu chịu ảnh hưởng bên ngoại rất nhiều. Con trai bà rất thân thiết với ông ngoại, hai ông cháu rất hợp tính nhau.

Bạn đang xem: Vợ giáo sư ngô bảo châu

Bạn đang xem: Vợ giáo sư ngô bảo châu


*

GS Ngô Bảo Châu và các cụ thân sinh.

Xem thêm: Làm Sao Để Thức Khuya Mà Không Bị Thâm Mắt, Mẹo Trị Thâm Quầng Mắt Cho Người Hay Thức Khuya

Trường học đầu tiên của Ngô Bảo Châu là Trường thực nghiệm Giảng Võ mà GS Hồ Ngọc Đại là người sáng lập. Khi Ngô Bảo Châu chuyển sang học ở trường PTCS Trưng Vương, năm lớp 6, thi vào chuyên toán, Châu bị trượt. Như một gáo nước lạnh giội vào đầu, Châu buồn lắm. Nhưng, thầy Tôn Thân bảo cứ yên tâm, sang năm Châu thi sẽ đỗ. Đúng như thầy nói, lần thi sau Châu đỗ với số điểm rất cao. Có thể vì học ở trường thực nghiệm là chỉ học phương pháp thôi, nên khi vào đây Châu chưa quen.

*

Giáo sư Ngô Bảo Châu vừa được Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil trao huy chương Fields. Ảnh: AFP.
Có lần, Châu cùng mấy bạn chơi ném ống bơ trong giờ học, bị thầy bắt được, phải lên phòng hội đồng làm bản kiểm điểm. Các bạn khác ký vào bản kiểm điểm xong thì kéo nhau về. Trò nghịch ngợm của học trò như thế là chuyện thường. Còn Châu, lại khác. Châu vốn nhạy cảm, với lại bà Hiền thường bảo cháu rằng nếu con làm điều gì sai trái thì mẹ không sống nổi! Có thể vì quá lo khi mẹ biết, chắc mẹ sẽ đau lòng lắm nên Châu không dám về nhà. Hôm ấy Châu bỏ đi lang thang cả ngày làm cả nhà phát hoảng. “Chúng tôi tá hỏa đi tìm Châu khắp nơi. Cho đến tối vẫn chưa tìm thấy Châu về. Thật là một ngày kinh khủng.Suốt ngày hôm đó ông ngoại và các bạn của Châu, các bạn của tôi, chia nhau đi tìm khắp nơi, có lúc lo lắng đến hết hy vọng… Thầy Tôn Thân cũng đến nhà Châu tối hôm đó, ngồi đợi nhiều giờ, cũng lo lắng, khắc khoải… Đến khoảng 8 giờ tối, ông ngoại Châu đang đứng ngơ ngác ở rạp Kim Đồng thì thấy một chú Công an dắt tay Châu qua đường. Hai ông cháu ôm lấy nhau mà khóc. Chú Công an nói đã tìm thấy Châu đang đi lang thang ngoài bờ sông” - Bà Hiền kể.