Sổ theo dõi tài sản

      457
*

Bạn đang xem: Sổ theo dõi tài sản

*

*

Xem thêm: Rượu Và Ảnh Hưởng Của Rượu Bia Đến Sức Khỏe, Rượu Và Ảnh Hưởng Của Nó Tới Sức Khỏe Con Người

*
Sổ theo dõi tài sản cố định và công cụ dụng cụ tại nơi sử dụng được dùng để ghi chép tình hình tăng, giảm tài sản cố định và công cụ, dụng cụ tại từng nơi sử dụng nhằm quản lý tài sản và dụng cụ đã được cấp cho các phòng, ban làm căn cứ để đối chiếu khi tiến hành kiểm kê định kỳ. Sau đây Kế Toán Hà Nội chia sẻ với các bạn Mẫu sổ theo dõi tài sản cố định và hướng dẫn cách lập theo Thông tư 133/2016/TT-BTC.
*

1. Mục đích:Sổ theo dõi tài sản cố định và công cụ, dụng cụ dùng để ghi chép tình hình tăng, giảm tài sản cố định và công cụ, dụng cụ tại từng nơi sử dụng nhằm quản lý tài sản và dụng cụ đã được cấp cho các phòng, ban làm căn cứ để đối chiếu khi tiến hành kiểm kê định kỳ.2. Căn cứ và phương pháp ghi sổMỗi đơn vị hoặc bộ phận (phân xưởng, phòng ban…) thuộc doanh nghiệp phải mở một sổ để theo dõi tài sản. Căn cứ vào chứng từ gốc về tăng, giảm tài sản để ghi vào sổ tài sản theo đơn vị sử dụng như sau:– Cột A, B: Ghi số hiệu, ngày tháng của chứng từ tăng tài sản cố định và công cụ, dụng cụ.– Cột C: Ghi tên nhãn hiệu TSCĐ và công cụ, dụng cụ– Cột D: Ghi đơn vị tính (cái, chiếc…)– Cột 1: Ghi số lượng– Cột 2: Ghi nguyên giá TSCĐ hoặc đơn giá công cụ, dụng cụ– Cột 3: Ghi số tiền (Cột 3 = Cột 1 x Cột 2)– Cột E, G: Ghi số hiệu, ngày tháng của chứng từ ghi giảm tài sản cố định và công cụ, dụng cụ.– Cột H: Ghi lý do giảm tài sản cố định và công cụ, dụng cụ.– Cột 4: Ghi số lượng tài sản cố định và công cụ, dụng cụ giảm.– Cột 5: Ghi nguyên giá tài sản cố định và giá trị công cụ, dụng cụ giảm.Trên đây là Mẫu sổ theo dõi tài sản cố định và công cụ, dụng cụ theo Thông tư 133Kế Toán Hà Nội muốn chia sẻ tới quý bạn đọc! Hi vọng rằng bài viết sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình học tập và làm việc.Kế toán Hà Nội chúc bạn thành công!
*